Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn dân tộc

Xóa nước chỉ cần 4 ngày

Ngụy Hữu Tâm Xin được viết tiếp theo bài đăng hôm qua của các anh ( xem ở đây ), góp một ý nhỏ cho các Anh Trần Đình Sử – người láng giềng 62 năm nay chỉ ở cách 2 nhà, và Anh Hà Sĩ Phu – người đồng nghiệp từ 48 năm nay, thời mà Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ngày nay còn mang tên là Viện Niki, anh ngành Sinh, em ngành Lý, những người mà em – em gọi vậy vì biết các anh đều hơn 5, 7 tuổi cả – hết sức quí mến, nhưng trước hết là Ông Tổng cùng tứ hay ngũ hay bát lục – hay bao nhiêu cũng được – trụ Triều đình của đất nước và dân tộc Việt Nam vốn chịu quá nhiều đau khổ suốt 71 năm qua vì nền cai trị độc tài của các vị, và nhất là cái gọi là Đảng Cộng sản Việt Nam này, với 3 triệu đảng viên của họ. Nhớ 1995 em mới từ Paris về nước. Ở bên đó đọc nhiều bài chính luận sâu sắc của Anh Phu, rất mến mộ anh, nên nhân chuyến đi tham quan khắp đất nước muốn đến thăm anh, mới hỏi anh Nguyễn Hữu Khôi, vốn là sếp của của anh trên Đà Lạt thời sau Giải phóng, và anh NLDZ, ng

Nỗi sợ hãi

Hình ảnh
Luân Lê Có lẽ đây là lúc đất nước xảy ra nhiều thảm họa nhất từ trước cho đến nay. Biển độc, sông cạn, không khí ô nhiễm và vùng biển đảo bị chiếm trắng trợn. Không những cá chết hàng loạt mà cả con người cũng đã hy sinh ngay trên chính lãnh hải của mình. Tôi có thể đặt tên cho tình trạng lúc này là nỗi bất hạnh của đất nước. Nhưng theo một nghĩa nào đó, bất hạnh là một loại tài sản, như cách Giáo sư trẻ Phan Việt hiện ở Mỹ đã viết. Và nếu biết coi đó là một loại tài sản để dành nó cho những phát kiến thì loại tài sản này mới có ý nghĩa và giá trị, bằng không nó sẽ nhấn chìm và giết chết những kẻ ngu dốt, nhu nhược và hèn yếu. Nợ công tăng phi mã và ngân sách quốc gia lâm vào tình trạng xấu nhất trong vòng 20 năm qua, có lẽ tệ hại nhất là cảnh vỡ nợ nền kinh tế thời ông Tố Hữu làm Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng những năm thập niên 1980s – vì nhà thơ đi làm kinh tế là vậy, nó đã để lại hậu quả là nền kinh tế kiệt quệ, tan hoang, tiền in ra như giấy v

Bob Kerrey và Bi Kịch Việt Nam của Mỹ

Hình ảnh
GS Nguyễn Thanh Việt (1) Nguyễn Khoa Thái Anh dịch ” Người chết ở Thạnh Phong, và tất cả các cái chết của người dân [trong cuộc chiến Việt-Mỹ], đòi hỏi một câu trả lời về việc liệu, và làm thế nào, một Việt Nam giàu có sẽ ghi nhớ họ, và liệu phát triển kinh tế theo kiểu Hoa Kỳ sẽ có lợi cho tất cả các công dân của Việt Nam, hay sẽ làm những người yếu kém nhất trở thành nạn nhân một lần nữa ” – Nguyễn Thanh Việt Cần nói ngay là quan điểm của Giáo sư Nguyễn Thanh Việt (USC: University of Southern California) trong bài bình luận dưới đây đăng trên New York Times (June 20, 2016) khác hẳn quan điểm của một bà Tôn Nữ Thị Ninh mà các nhân sĩ và trí thức dân chủ đều nhìn thấy trong đó nhiều động cơ bất ổn. Ông chỉ nêu lên những quan ngại nhân danh lương tâm một cộng đồng vốn đã bị tổn thất trong cuộc chiến, lại bị bỏ rơi sau cuộc chiến cho đến nay, để cho kẻ thắng (không phải dân) hể hả bắt tay trở lại đối thủ cũ chỉ vì lợi ích riêng của họ – một thiểu số c

Luận bàn giữa Trần Đình Sử và Hà Sĩ Phu

Hình ảnh
1. Nếu Việt Nam trở thành một khu tự trị của Trung Cộng thì sẽ ra sao? Trần Đình Sử (Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân) Trước hết tên nước bị xóa mất. Dân Tàu tràn sang ta. Chữ Hán là ngôn ngữ chính, tiếng Việt như tiếng Chuang bây giờ. Người Việt sẽ bị di dời đi qua nhiều nơi hẻo lánh của Trung Quốc, bị phân tán triệt để để không còn tập trung, không có sức để khôi phục lại nước cũ. Quân đội Việt Nam sẽ sang trấn thủ phía biên giới Ấn Độ, Pakistan, Duy Ngô Nhĩ, đánh nhau, chết ở đó, còn quân Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Đông sang bảo vệ các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,... Các nhân sĩ yêu nước bị đàn áp. Các sách vở quý hiếm trong Viện Hán Nôm sẽ bị thủ tiêu dần cho đến khi không còn dấu tích. Lịch sử sẽ bị viết lại hoàn toàn. Các cuộc chiến tranh anh hùng của ông cha ta với các thống lĩnh như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi Quang Trung,... bị viết thành các cuộc nổi loạn chống lại trung ương. Bọn Trần Ích Tắc, Lê Chiê

Sắp khánh thành 'đền tưởng niệm' Vị Xuyên

Hình ảnh
Hoan nghênh sáng kiến cao cả của các cựu chiến binh, cùng sự tham gia của một số nhà hảo tâm! Nhưng sự nghiệp thiêng liêng ấy nên là trách nhiệm chính của Nhà nước và quân đội Việt Nam. Thay việc xây những resorts sang trọng cho đại gia và cán bộ ăn béo, cái đảng lạ là nay để chìm trong sự lãng quên những con người ưu tú của Tổ quốc đã hy sinh đào giếng cho họ uống nước. Một đảng phủi ơn, vô cảm, vô trách nhiệm, hèn và đầu hàng. Một đất nước mà ở đây ai nấy thấy ngày càng rõ lòng yêu nước lành mạnh của dân là một tội đối với nhà cầm quyền. Lần sau sang VN, tôi sẽ lên Đền thờ xin thắp hương tưởng niệm. André Menras Công trình đền tưởng niệm trận Vị Xuyên này là do đóng góp của người dân và nhiều cựu chiến binh, theo nhà văn Phạm Viết Đào. Một công trình tưởng niệm các binh sỹ Việt Nam thiệt mạng trong chiến tranh biên giới Việt - Trung tại trận tuyến Vị Xuyên, thuộc tỉnh Hà Giang, sắp được khánh thành, theo một nhà hoạt động và blogger trong nước có nhiều năm khảo cứu độ

Nếu tôi đã sống 2000 tuổi thì tổ quốc tôi là ai

Vương Kha Nhi Chu Trọng Thu dịch Bài này được đăng trên trang mạng Tân Đường nhân ( http://www.ntdtv.com/xtr/gb/2015/07/01/a1207253.html ) không cho biết nữ sinh này học trường nào ở Trung Quốc. Chỉ biết đây là một bài tham gia buổi thuyết trình với chủ đề “Yêu tổ quốc”do một trường cao trung (cấp 3) tổ chức. Đây là bài viết của một nữ sinh còn rất trẻ, và do đó không thể tránh khỏi những bất cập về kiến thức. Nhưng nhận thức tỉnh táo của nữ sinh này đã vượt qua đại bộ phận những người lớn tuổi chúng ta. Thế hệ trẻ Trung Quốc còn hy vọng! Trung Quốc còn hy vọng! Chúng tôi tìm được bản dịch tiếng Việt bài thuyết trình này trên trang Quê mẹ (www.queme.net). Nhận thấy bản dịch còn nhiều chỗ chưa ổn, chúng tôi xin phép dịch lại giới thiệu cho những người quan tâm. Dưới đây là toàn văn bài thuyết trình. Dịch giả Chào các thầy cô và các bạn. Tôi là Vương Kha Nhi lớp 10/6, bài thuyết trình hôm nay của tôi nhan đề là “NẾU TÔI ĐÃ SỐNG 2000 TUỔI TỔ QUỐC TÔI LÀ AI?”. Tôi không có

Vô cảm và cực đoan sẽ cản đường hòa giải

Nguyễn Quang Dy “Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai”. - Dalai Lama Bóng ma Việt Nam lại trỗi dậy Theo một khảo sát của viện Gallup (11/2012) Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia vô cảm nhất thế giới (đứng thứ 13 trong tổng số 150 nước). Đó là một tin buồn (bad news). Người Singapore vô cảm thì còn dễ lý giải và hiểu được, vì một quốc gia phát triển (high-tech) dễ làm con người vô cảm (thiếu high-touch). Việt Nam là một quốc gia chưa phát triển (low-tech) mà con người đã vô cảm thì khó lý giải và đáng lo ngại. Còn đáng lo ngại hơn khi vô cảm cộng với cực đoan (như anh em sinh đôi) sẽ cản đường hòa giải. Vì vô cảm và cực đoan dựa vào sức mạnh cứng và bạo lực, dẫn đến xung đột và tội ác, nên hòa giải đòi hỏi lòng nhân ái và vị tha, thái độ ôn hòa và thiện chí. Chỉ có sự tử tế và đồng cảm, vượt qua chấp và ngã, mới tạo được sức mạnh mềm, để hóa giải hận thù và định kiến, ngăn ngừa bạo lực và tội ác. Là một cựu chiến binh đ

Sợ hãi toàn trị là bi kịch của người Việt

Hình ảnh
Lữ Hành Gia Sợ hãi toàn trị là một điều mà cả dân tộc Việt Nam phải vượt qua, người dân Việt Nam phải có dũng khí đấu tranh chống lại sự cường quyền chuyên chính và sự xâm phạm vào các quyền lợi của họ, đồng thời dám cất lên tiếng nói thúc đẩy tự do- dân chủ-nhân quyền. Trong một nền chính trị tập quyền chuyên chính thì hiếm khi nào tạo thuận lợi cho bất cứ một cá nhân hay một tập thể nào đối đầu hay thậm chí đối thoại với nó, thằng thắn vạch ra những sai lầm của nó. Đó là nền chính trị mà chỉ có một sự đối thoại duy nhất làm chuẩn mực là đó là những lời tự nói cho nhau nghe của những người trong hệ thống chính trị dưới sự chỉ huy của Đảng Cộng sản, chỉ có thể có Đảng viên nói cho cho nhau nghe và nhất nhất cùng thi hành quyền lực chuyên chính, có thể nói đó là một nền “dân chủ Đảng viên” đúng nghĩa. Nhưng điều trên xảy ra không phải là ngẫu nhiên vô cớ, có những lý do liên quan đến tính lịch sử mà chúng dẫn đến sự thể là đến tận hôm nay nền chính trị Việt Nam vẫn phầ

Thói quen “qua mặt” nhân dân hay là “Hội chứng Mỹ trong lòng Việt Nam?”

Nguyễn Trọng Bình 1. Cách đây mấy năm, trong phiên tòa xét xử kẻ phạm tội giết người, khi Hội đồng xét xử mời gia đình nạn nhân phát biểu thì mẹ nạn nhân – một cụ già tuổi gần 80 đã đứng lên run rẩy nói với HĐXX như sau: “Tôi mới làm giỗ cho con tôi mấy bữa trước. Đằng nào con tôi cũng chết rồi, bị cáo còn vợ và 3 đứa con nhỏ, mong tòa cho cậu ấy con đường sống”. Nhờ câu nói của này bà mà kẻ sát nhân đã được HĐXX giảm cho án tử. Đây là chuyện có thật mà báo chí nước nhà đã từng đưa tin. Những ai muốn xác nhận điều tôi vừa nói thì cứ nhờ Google trợ giúp. Mọi so sánh đều khập khiễng, tôi biết thế, tuy vậy, trong cuộc sống để vấn đề nào đó sáng tỏ hơn, chúng ta không thể không so sánh. Vậy nên chúng ta thử so sánh câu nói của cụ bà gần 80 tuổi trên với hai lần phát ngôn chính thức trước công luận của bà Tôn Nữ Thị Ninh liên quan đến chuyện Bob Kerrey và FUV xem sao? Trước hết, cả hai lần phát ngôn chính thức của mình liên quan đến tội ác của Bob Kerrey cách nay mấy mươi n

Con cá, chủ nghĩa dân tộc với những lằn roi

Hình ảnh
Tuấn Khanh's Blog Cá giẫy chết. Người thoi thóp. Những lằn roi hận thù tự dàn dựng vào cá-vào đảo-vào biên giới-vào ý thức-vào người cứ quất vào lịch sử đất nước này ... Trong phút chốc, con cá ở Việt Nam trở thành một hình tượng mang tính cấm kỵ. Từ cuối tháng 4, khi khu công nghiệp luyện thép Formosa, Hà Tĩnh, đầu độc biển Việt Nam và quan chức các cấp của chính phủ bày tỏ một thái độ che đậy đến kỳ cùng, con cá bỗng nhiên trở nên là một thứ dễ khích động cảm giác của người dân. Vì vậy, trong danh sách của muôn vàn thứ khác bị điểm danh, con cá bị chụp ảnh, lăn tay và đánh số như một tội phạm mới mẻ. Trong tạp chí Đẹp số tháng 6/2016, diễn viên Hứa Vĩ Văn được mời chụp ảnh với chiếc áo có hình con cá. Thế nhưng sự tinh ý trước thời cuộc của những người kiểm duyệt, họ đã biến con cá thành con ốc. Dĩ nhiên, lý do ngụy trá ấy là “cho đỡ phần nhạy cảm”. Sự kiện này làm tôi nhớ lại xiết bao, hơn 10 năm làm báo của mình trong hệ thống truyền thông nhà nước, mà cách k