Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Môi trường

Phóng sự về thảm hoạ biển miền Trung Việt Nam do đài truyền hình Đài Loan thực hiện

Hình ảnh
https://www.youtube.com/watch?v=ccNfHrX1djM

Báo VN đưa tin phóng sự của Đài Loan

Hình ảnh
Cá chết ở miền Trung Việt Nam đang là chủ đề nóng trên báo chí và tại Quốc hội Đài Loan Hai báo Việt Nam đưa tin về phóng sự cá chết của truyền hình Đài Loan trong lúc một nhà hoạt động nói với BBC “lẽ ra chủ động truyền thông trong vụ này phải là báo Việt Nam”. Hôm 26/6, báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ cùng đăng bài về phóng sự dài 60 phút ‘Việt Nam – Cái chết của cá’ phát trên kênh truyền hình PTS của Đài Loan. “Trước việc cá chết hàng loạt, người dân địa phương đã nghi ngờ có liên quan tới Formosa. Tất cả những người được PTS phỏng vấn đều khẳng định cá chết là do Formosa xả nước thải trực tiếp ra biển. Tôi có cảm nhận rất rõ về khả năng kiểm soát báo chí nhà nước của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin - Truyền thông. nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn PTS cũng nhận định, lý do tảo đỏ được đưa ra là khó chấp nhận và thuyết phục”, Tuổi Trẻ tường thuật. “Phóng sự của PTS cũng nhắc đến tuyên bố gây sốc “chọn cá hay chọn thép” của đại diện lãnh đạo Formosa khiến dư luận Việt Na

Truyền thông VN 'thua' Đài Loan trong việc đưa tin vụ cá chết

Hình ảnh
An Tôn Người dân xuống đường biểu tình ở Hà Nội phản đối vụ cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền trung, ngày 1/5/2016 Hồi tuần trước, kênh truyền hình PTS của Đài Loan đã hai lần phát sóng phóng sự dài 60 phút về thảm họa cá chết ở các tỉnh miền trung Việt Nam, gây sự chú ý lớn tại đảo quốc này. Phóng sự mô tả sự kiện cá chết hàng loạt dọc bờ biển 4 tỉnh của Việt Nam và nhấn mạnh nạn cá chết đã làm cho cuộc sống người dân Hà Tĩnh rơi vào cảnh khó khăn. Trả lời các phóng viên Đài Loan, nhiều người dân địa phương cho biết ngoài sinh kế bị ảnh hưởng trầm trọng, sau khi ăn phải cá trong vùng ô nhiễm, sức khỏe họ cũng ảnh hưởng. Họ cũng cáo buộc thẳng thừng trong phóng sự rằng “Chính Formosa là nguyên nhân gây ra tai họa cho cái chết của cá”. Các phóng viên của PTS đưa vào phóng sự nhiều ý kiến tại Đài Loan yêu cầu làm rõ vai trò của Tập đoàn Formosa, vốn bị nghi là nguyên nhân số 1 gây ra vụ ô nhiễm biển nghiêm trọng tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Truyền thông truyền th

Có thể công bố nguyên nhân cá chết vào ngày 29-6

Hình ảnh
(CAO) Trung tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, Bộ Công an cho biết có thể trong ngày 29-6 sẽ họp báo công bố nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt ở miền Trung. Sáng 27-6, Bộ Công an tổ chức họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2016 và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm. Trung tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục cảnh sá- Ảnh: Bá Đô Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có hay không dấu hiệu hình sự trong vụ cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, Trung tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục cảnh sát, Bộ Công an, cho biết Bộ Công an được Chính phủ giao phối hợp với các cơ quan chức năng, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên & Môi trường làm rõ nguyên nhân, xác minh vi phạm để xử lý. "Sự việc đang trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ nên Bộ chưa thể cung cấp thông tin. Chính phủ chỉ đạo trong tháng 6 sẽ cung cấp thông tin kết quả điều tra và rất có thể ngày 29 sẽ tô

Ngậm miệng ăn tiền

Hình ảnh
Tại sao tin tức đã rộ lên rằng nguyên nhân cá chết dọc biển Miền Trung đã tìm ra và thủ phạm đã nhận lỗi, vậy mà chính quyền cộng sản Việt Nam đến hôm nay vẫn làm thinh không chính thức công bố cho dân biết? Phải chăng sau khi nuốt một chiếc bánh quá lớn mà những kẻ được chia phần lớn nhất thì đã “về chợ”, nhưng kẻ mới “cắp rổ đi mua” cũng không phải là trong túi không được nhét chút gì, bởi thế mới làm ra vẻ ngậm bồ hòn để dân chúng chịu đắng cay nhục nhã khỏi nổi sùng lên, mà kỳ thực là lặng lẽ nghỉ ngơi sau bàn tiệc cốt để cho tiêu từng miếng bánh? Tại sao một người vô liêm như Võ Kim Cự không bị lột hết mọi chức tước mà lại còn nhởn nhơ lượn về Hà Tĩnh diễn trò ứng cử vào Quốc Hội để giễu cợt dân chúng một lần nữa cho dân thấm thía thêm nỗi đau bị y bán rẻ cho tập đoàn Forrmosa Đài Loan? Phải chăng đó mới là bản chất của chủ nghĩa cộng sản thời quay trở lại chủ nghĩa tư bản hoang dã nhất? Xin mời bạn đọc đọc 3 lá thư dướ

Lee & Man Hậu Giang - hậu quả chẳng cần chờ hậu kiểm

Tô Văn Trường Có thể nói sông Mekong (sông Tiền và sông Hậu), trong đó sông Hậu chảy qua tỉnh Hậu Giang là một trong những nguồn nước quan trọng nhất nuôi sống cộng đồng cư dân Việt "từ thuở mang gươm đi mở cõi" và biến đồng bằng Nam Bộ thành vựa lúa lớn nhất đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm trên 70% diện tích thủy sản, 40% sản lượng nuôi trồng và 60% sản lượng xuất khẩu của cả nước. Không phải ngẫu nhiên mà Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) hoang mang, lo ngại đã gửi văn bản cầu cứu Quốc hội và Chính phủ về Dự án xây dựng nhà máy giấy của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hongkong – Trung Quốc) sắp đi vào hoạt động ở cặp bờ sông Hậu (hạ nguồn Mekong). Phạm luật và nguy cơ gây ô nhiễm đã được cảnh báo Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010” thì không có quy hoạch xây dựng nhà máy g

Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam: một Formosa Hà Tĩnh mới ở đồng bằng sông Cửu Long?

Hình ảnh
Lê Anh Hùng ” Trung Quốc đang âm mưu biến Trung tâm NĐ Duyên Hải, Trung tâm NĐ Sông Hậu và Nhà máy Lee & Man Việt Nam thành 3 căn cứ quân sự liên hoàn, để từ đó vừa kiểm soát vùng biển phía nam Việt Nam vừa kiểm soát sông Hậu, tuyến giao thông đường thuỷ huyết mạch nối liền Biển Đông đến biên giới Việt Nam - Campuchia. Một khi chiến sự giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra, lực lượng tại chỗ trong 3 căn cứ này sẽ phối hợp với lực lượng đổ bộ từ biển vào và lực lượng từ bên kia biên giới – đội quân nằm vùng của Trung Quốc hoặc quân đội của một Campuchia đang mưu toan đòi lại Nam Bộ – đánh sang để hình thành nên một gọng kìm đe doạ chia cắt và khống chế hoàn toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long ” – Lê Anh Hùng. Nhưng quan chức cộng sản Việt Nam thì từ lâu còn ai lạ gì nữa, họ đâu có cần biết những cảnh báo nóng bỏng như trên thưa ông Lê Anh Hùng. Trước một bãi nước giải ”vừa thối vừa thơm” của con sói Tập Cận Bình, từ những kẻ như Võ

Nhà máy SX giấy công suất khủng tại ĐBSCL: DN thủy sản hoang mang, kiến nghị khẩn cấp tới Chính phủ

Tạ Hà (vasep.com.vn) Mới đây, người dân và các DN thủy sản hội viên VASEP tại Đồng bằng Sông Cửu long (ĐBSCL) lại hoang mang trước thông tin Dự án xây dựng nhà máy giấy của Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hongkong – Trung Quốc) sắp đi vào hoạt động ở cặp bờ sông Hậu (hạ nguồn Mekong). Quy mô nhà máy giấy này là lớn nhất Việt Nam, TOP 5 trên Thế giới. Được biết, công nghiệp giấy chủ yếu xả thải xút (NaOH) là nhiều nhất, đứng hàng thứ hai sau cyanuya, thạch tín. Hiện khu vực này không có hệ thống xử lý nước thải trung tâm đảm bảo yêu cầu an toàn. Dự án này chuyên sản xuất, gia công, mua bán các loại giấy, bao bì bột giấy và sản phẩm từ giấy, diện tích sử dụng là 200ha, nay đã giảm xuống còn khoảng 82,8ha. Trong đó, khoảng 41ha hoạt động sản xuất giấy, còn lại dành cho sản xuất bột giấy. Tháng 3/2015, dự án Nhà máy giấy Lee &Man Việt Nam đã chính thức khởi công và dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 8/2016. Khi đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng

Cá nhiễm phenol dưới góc độ khoa học và luật pháp

Hình ảnh
TS Nguyễn Sỹ Phương , CHLB Đức Cơ quan chức năng kiểm tra lô cá nục suôn 30 tấn bị nhiễm phenol. Ảnh: HƯNG THƠ Sự kiện 30 tấn cá nục đông lạnh ở Quảng Trị nhiễm phenol 0,037mg/kg, dù đã được cơ quan chức năng tiêu hủy, vẫn sôi sục truyền thông, lo ngại cho sức khoẻ người tiêu dùng nguồn thực phẩm cá hải sản từ Biển Đông khi chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh bảo đảm an toàn. Trong khi, có thông tin cho rằng, “cá nục nhiễm phenol không đáng ngại” khiến người tiêu dùng không biết đâu mà lần. Mâu thuẫn về khoa học và luật pháp Về mặt khoa học không còn phải bàn cãi, phenol là hoá chất thuộc lĩnh vực công nghiệp. Về mặt luật pháp, cũng chính vì lý do khoa học trên, nên phenol thuộc danh mục chất cấm trong lĩnh vực thực phẩm (còn độc như thế nào cơ chế tác động ra sao không phải nội dung bàn cãi của người mua, bán, sử dụng, mà là công việc của giới nghiên cứu khoa học). Từ tiền đề khoa học và luật pháp phổ quát trên, thế giới không đưa ra ngưỡng hàm lượng phenol an toà

Lại đúng quy trình và rút kinh nghiệm!

Tô Văn Trường "Vụng chèo khéo chống" là phương châm hầu như của mọi ngành, mọi lĩnh vực ở ta hiện nay. Nếu chèo giỏi – hướng con thuyền lướt đi đúng – thì đâu có phải dùng sào chống để chỉnh lại hướng. Và để chống chế thì thường là "múa vụng thì chê đất lệch"! Đó là hệ quả của việc không biết dùng người chèo giỏi mà chỉ đề cao những kẻ giỏi chống chế. Sự cố vỡ hồ chứa chất thải do khai thác titan ở Bình Thuận đã kết nối với hiện tượng cá chết hàng loạt ven biển miền Trung thành một chuỗi thảm họa môi trường đốt nóng công luận những ngày qua. Theo thông tin của báo Người lao động từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã xảy ra ít nhất ba vụ vỡ hồ chứa nước và chất thải từ khai thác titan. Vụ việc mới nhất xảy ra vào rạng sáng 16-6 tại khu khai thác titan của Công ty TNHH Tân Quang Cường (thôn Thuận Thành, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận), một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về mức độ an toàn của các điểm khai thác titan.

Hãy trả lại mâm cơm trong lành cho người dân Việt Nam

Hình ảnh
Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Đây là bài giảng của Đức Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp trước 50 nghìn người, không phân biệt tôn giáo, trong đại lễ mừng kính Thánh Antôn tổ chức tại Linh địa Trại Gáo (Nghệ An) vào sáng thứ Hai ngày 13.06.2016. Cộng đoàn phụng vụ thân mến, Chúng ta đang sống trong thời khắc bi thảm vì chưa bao giờ đất nước chúng ta trải qua một thảm họa môi trường biển như đã xảy ra cách đây hơn hai tháng. Chúng ta xin thánh Antôn cho chúng ta tìm lại môi trường biển đã đánh mất đó, tìm lại nguồn biển an lành và trong sạch. Đó là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh. Đó là một môi trường của bao nhiêu ngư dân đất Việt đang sinh sống, đã sinh sống và sẽ sinh sống từ nguồn biển trong lành. Hôm nay môi trường đó đã bị nhiễm độc và biển đang kêu lên từ hai tháng qua nhưng vẫn không có được một giải đáp đâu là nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường và ai là người đã gây ra thảm họa môi trường. Chúng ta phải tiếp tục can đảm yêu cầu nhà

Bộ Y tế: Mỗi ngày ăn 2 lạng cá chứa Phenol không gây hại sức khỏe

Hình ảnh
Hồng Hải Ông Nguyễn Hùng Long & Ngụ Ngôn Con Ếch Và Nồi Nước Sôi Báo Dân Trí, ngày 13-6-2016, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trấn an dân chúng: “một người Việt Nam bình thường (nặng 50-55kg) ngày nào cũng ăn 2 lạng cá thì hàm lượng 0,037mg chất phenol trong 1kg cá nục vẫn là an toàn”. Nghe quan nói thế, mọi người cũng hơi bị… an tâm. Dẫu sao cũng xin kể ngụ ngôn Con Ếch Và Nồi Nước Sôi hầu bà con. Kể rằng, con ếch bắt về bỏ ngay vào nồi nước sôi, nó sẽ nhảy bổ ra ngoài; còn nếu không nhanh chân, nó chịu ngoẻo. Ngược lại, ta cứ bỏ nó vào nồi nước lạnh, bắc lên lò lửa, cho nước ấm dần lên: 30 rồi 40 độ, thì chàng ếch ta cứ vô tư ngồi nghe tiếng lửa lách tách, thây kệ nước lên 45 rồi 50 độ. Đến khi hiểu ra, thì đã muộn… Vâng, thì dân Việt Nam ta cứ theo phận chú ếch, mà ngồi. Chả sao cả đâu! FB Inrasara Dân trí Nếu một người Việt Nam bình thường (nặng 50 - 55kg) ngày nào cũng ăn 2 lạng cá này thì hàm lượng 0,037mg chất p

Cá nhiễm phenol có thể ăn không?

Hình ảnh
Gia Minh , PGĐ Ban Việt ngữ RFA Cá nục đông lạnh nhiễm độc trong kho của Vựa cá Dũng Thuộc tại khu phố An Hòa 2, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị hôm 10/6/2016. Courtesy TN Cá nục nhiễm phenol là vấn đề gây xôn xao dư luận trong mấy ngày qua. Sau khi Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Quảng Trị lên tiếng cho rằng không thể ăn thì ngay sau đó Cục An toàn Thực phẩm, thuộc Bộ Y Tế ở Hà Nội phát biểu có thể  ăn. Bất nhất? Truyền thông trong nước loan tin vào chiều ngày 11 tháng 6 vừa qua, lực lượng liên ngành tỉnh Quảng Trị cho niêm phong 25 tấn cá nục của vựa cá Dũng Thuộc tại khóm An Đức 3, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Lý do được cho biết là lực lượng liên ngành phát hiện số cá nục đó có nhiễm chất phenol mà họ cho là cực độc. Kết quả phân tích kiểm nghiệm do đơn vị chức năng tỉnh Quảng Trị tiến hành cho thấy mẫu cá nục đại diện cho lô hàng có hàm lượng phenol ở mức 0,037 mg/kg. Lô hàng này được mua sau khi xảy ra thảm họa cá chết

Đã có lời đề nghị của Mỹ giúp vụ cá chết, nhưng Việt Nam từ chối?

Mai Tú Ân Thật không tin nổi, và cũng thật buồn quá khi nghe ông Đại sứ Mỹ, ông Ted Osius nói rằng phía Mỹ đề nghị giúp Việt Nam về vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung nhưng phía Việt Nam đã từ chối, không cần. Thật sự tôi đã ngẩn người ra khi đọc tin này. Tại sao lại từ chối một đề nghị tốt đẹp đến thế từ phía Mỹ. Vì sao lại từ chối sự giúp đỡ của người Mỹ. Đừng nói là không tin người Mỹ nhé. Họ đang là đối tác kinh tế nước ngoài quan trọng bậc nhất của Việt Nam với cán cân thương mại luôn nghiêng về phía Việt Nam hàng chục tỷ đô la. Khi vụ cá chết kéo dài xảy ra, chúng ta điều tra không ra hay chưa ra, mà tình thế khẩn cấp đe dọa đến người ngư dân, và người dân thường Việt Nam thì cho dù có đi cầu cứu thiên hạ thì cũng nên đi để cứu dân. Ấy thế mà chính người bạn như nước Mỹ lại chìa tay ra xin giúp thì sao không nắm lấy cơ hội để giải quyết vấn đề chưa từng có này. Và tại sao chính Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã từng nói, sẽ làm quyết liệt và cần cả bên nước ngoài tham gia

Quảng Trị phát hiện 30 tấn cá đông lạnh cực độc

Hình ảnh
Trà Mi-VOA Cá chết trắng ven biển miền Trung (ảnh chụp từ trang VietNamNet ). Quảng Trị vừa phát hiện 30 tấn sản phẩm đông lạnh có chứa chất cực độc hôm 10/6/2016, trong đó có số cá được thu mua ngay sau thảm họa cá chết. Toàn bộ 30 tấn sản phẩm đông lạnh bị phát hiện chứa chất cực độc tại Quảng Trị hôm 10/6 là số cá nục được thu mua ngay sau thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung. Truyền thông trong nước dẫn tin từ Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quảng Trị ngày 10/6 cho hay xác định có chất cực độc phenol trong 30 tấn cá nục đông lạnh của một cơ sở chế biến tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh. Kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng phenol chiếm 0,037 mg trên mỗi ký mẫu cá. Theo giới chuyên môn, chất cực độc này có thể gây ngộ độc với hàm lượng từ 2-5 gram và gây chết người ở mức 10 gram. Trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quảng Trị, ông Hồ Sỹ Biên, được VNExpress trích lời khẳng định ‘Dù hàm lượng trong mẫu kiểm nghiệm ít, không gây ngộ độc bây giờ n