Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân chủ

Cách mạng dân chủ ở Việt Nam: từ dưới lên hay từ trên xuống?

Lê Anh Hùng So với cách đây chừng 10 năm, thậm chí 5 năm, lực lượng những người đấu tranh ở Việt Nam hiện nay đã đông hơn rất nhiều, dù cũng phải thừa nhận là chưa thực sự mạnh, chưa đủ sức thách thức chế độ. Tuy nhiên, trong giới đấu tranh vẫn còn mỏng và khá rời rạc ấy lại đang tồn tại một cuộc tranh luận về cách thức xây dựng chế độ dân chủ ở Việt Nam, và liên quan đến nó là đường hướng phát triển phong trào dân chủ trong giai đoạn bước ngoặt hiện nay. Đó là câu hỏi: thể chế dân chủ ở Việt Nam sẽ ra đời như thế nào? Từ những hiểu biết khiêm tốn của mình, sau đây chúng tôi xin mạo muội vạch ra các kịch bản về sự ra đời của chính thể dân chủ hậu cộng sản ở Việt Nam. 1. Dân chủ được xây dựng từ dưới lên: chính thể dân chủ lý tưởng Khái niệm dân chủ – democracy – trong tiếng Anh bắt nguồn từ hai từ Hy Lạp là demos , nghĩa là “nhân dân”, và kratia , nghĩa là quyền lực. Do đó, trong tiếng Anh hay tiếng Hy Lạp, nguyên nghĩa của từ dân chủ là “quyền lực nhân dân”. Trong tiếng

Ý kiến ngắn về hạt giống dân chủ

Đoàn Hưng Quốc Dân chủ trong một nước đang phát triển (developing country) và tại một quốc gia tiến bộ (developed nation) có thể được ví với hai thửa ruộng khác nhau: Nước đang mở mang tựa như mảnh đất vừa được khai phá nên các loài cỏ dại (tập đoàn lợi ích, tệ đoan xã hội, …) cùng cỏ tốt (tiềm năng và nhận thức trong quần chúng, …) đua nhau mọc rất nhanh. Nếu không được vun bồi kỹ lưỡng thì cỏ dại sẽ lan tràn và đè bẹp các giống cỏ tốt. Nước tiến bộ giống như thửa ruộng đang tươi tốt. Tuy vậy loài cỏ xấu lúc nào cũng rình rập sinh sôi trở lại nhất là trong hoàn cảnh mùa màng thay đổi, hạn hán hay ngập lũ (khủng hoảng kinh tế, va chạm với các nhóm di dân,…) Cho nên dân chủ không chỉ là mục tiêu mà còn là tiến trình, cũng như nhà nông năm tháng miệt mài không ngừng chăm sóc diệt loài cỏ dại cho đồng ruộng xanh tươi. Việt Nam từ ngày đổi mới đã thể hiện rất nhiều tiến bộ khích lệ kèm theo những tệ đoan nhanh chóng tràn lan. Khía cạnh tích cực bao gồm

Bài học dân chủ từ Miến Điện

Hình ảnh
LS Nguyễn Văn Thân Việt Nam cũng có một số điểm tương đồng với Miến Điện. Từ sau 1975, Việt Nam vẫn chìm đắm trong một thể chế độc quyền, độc đảng. Không có bầu cử dân chủ cũng như tự do báo chí độc lập do tư nhân làm chủ. Như Miến Điện, kinh tế Việt Nam lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc . Nhưng khác với Miến Điện, phong trào dân chủ Việt Nam không có lãnh đạo và tổ chức. Hay nói một cách khác, Đảng Cộng sản Việt Nam khác với chính quyền quân phiệt Miến Điện đã không cho phép bất cứ tổ chức dân chủ nào có cơ hội sinh sôi nảy nở . Chỗ khác quan trọng nhất, là Việt Nam trong hơn 60 năm CS cầm quyền đã tạo ra một giai cấp ăn trên ngồi trốc mà ta có thể hình dung như một “ngọa long” ăn đến thủng nồi trôi rế mọi tài sản, tài nguyên của đất nước. Một ngọa long đúng nghĩa, vừa không thoát ly được khởi điểm xuất thân của nó nên chỉ trang sức bằng sắc dỏm cho thêm vây thêm vẩy chứ không bao giờ có thể hóa rồng, vừa bám chắc lấy chiếc ghế trên đôi ch

Hãy hiểu cho đúng về minh bạch, tự do ngôn luận

Phạm Đoan Trang Ông tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, hồi năm 2010, có viết hẳn một bài về… nhân quyền, trong đó ông phát biểu nhiều điều nhưng ý chính là nhân quyền của người Việt Nam thì khác với nhân quyền của người Mỹ và phương Tây (!). Bài viết chẳng có gì đáng nhớ, ngoài cái tít mang tính chấn chỉnh người đọc, đầy nghiêm khắc: “Hãy hiểu đúng về nhân quyền ở Việt Nam”. Bây giờ có lẽ cũng đã đến lúc để mượn cái tít ấy để kêu gọi (không phải chấn chỉnh) mọi người hiểu cho đúng về khái niệm minh bạch và tự do ngôn luận, biểu đạt. Rất nhiều người Việt Nam hiểu nhầm khái niệm minh bạch, khi họ nghĩ “minh bạch” nghĩa là thông báo rõ ràng và đầy đủ về những việc mình làm cho công chúng trên Facebook, thậm chí cho cơ quan an ninh (!). Sự hiểu nhầm đó đương nhiên khiến họ bị phía an ninh lợi dụng ngay: Lực lượng này chỉ việc ngồi một chỗ, triệu tập/mời họ đến, điềm nhiên khai thác thông tin của họ một cách nhẹ nhàng, đơn giản, không phải nỗ lực gì. Thông tin sau đó sẽ được sử dụng vào

Thân Mỹ cứu nước!

Bùi Minh Quốc Tên đầy đủ của bài này là: Thân Mỹ, chống bành trướng, chống độc tài, cứu nước, cứu nhà, cứu mình! Tinh thần ấy, ý chí ấy đã hiển thị hùng hồn chưa từng có từ gương mặt ánh mắt nụ cười và phong thái của hàng ngàn hàng ngàn người dân Việt tự nguyện, tự động, chủ động đầy hào hứng nhiệt thành cùng nhau đi đón chào Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến thăm Việt Nam (22 tháng 5.2016 – 25 tháng 5.2016). Tôi tin rằng người dân ý thức rất rõ, khi giơ tay vẫy chào Obama là chào mừng sự kết hợp các giá trị truyền thống Việt với các giá trị Mỹ (và phương Tây). Giá trị truyền thống Việt: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”…, “Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Giá trị Mỹ và phương Tây: Tự do, dân chủ, nhân quyền. Đây cũng đồng thời là giá trị phổ quát của toàn nhân loại mà nhân dân tại tất cả các quốc gia chưa có dân chủ đang hàng ngày hàng giờ hướng tới. Tôi tin rằng người dân ý thức rất rõ: một chàng trai gốc Phi

Dân đã bầu người như thế

Hình ảnh
Quang Nguyên Vẻ ngờ nghệch, kịch cỡm như những con rối Ông Obama đã xong mấy ngày thăm viếng Việt Nam, nhưng những chuyện về ông kéo dài đến nay, gần nửa tháng, vẫn còn được nói đến nhiều trong dân chúng và trên các phương tiện truyền thông. Trong những ngày Obama ở Việt Nam, mọi hoạt động của ông đều được hào hứng theo dõi. Hàng ngàn, hàng chục ngàn người ùa ra đường đón ông. Những lời bình luận về ông của người đọc trên các trang báo nhà nước, trang mạng xã hội cho thấy người Việt yêu quý ông đến chừng nào. Vị tổng thống Việt Nam duy nhất đến nay được đón tiếp không kém phần nồng nhiệt như vậy khi đến Mỹ là Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông Ngô Đình Diệm được bầu trong bối cảnh miền Nam Việt Nam vừa thoát vòng nô lệ của thực dân Pháp và nền quân chủ phong kiến. Chỉ khác với Obama, ông Diệm không la cà quán xá ăn uống. Thời đó là thế, các ông tổng thống còn giữ “tác phong đường bệ”, không như bây giờ, họ cố xích lại gần dân, sát với dân và cố chứng tỏ mình cũng chỉ là mộ

Món quà tuyệt vời trong một xã hội tự do

Thục Quyên Người Việt sống tại Đức chia làm hai nhóm lớn, về con số tương đối cân bằng: một nhóm ngày xưa đi tỵ nạn cộng sản và nhóm sau này, những người đi lao động tại Đông Đức và Đông Âu, rồi sau khi Bức tường Berlin đổ, đã tìm cách ở lại. Nhóm đi tỵ nạn cộng sản đã tới Đức xấp xỉ 35 năm trước, đã hội nhập vào xã hội Đức với tất cả con tim và trí óc của họ, vì nước Đức chính là Thiên đường Tự Do đã đón nhận họ khi họ liều chết rời bỏ quê cha đất tổ bằng biển cả hay đất liền. Nhóm đến sau là nhóm của những người đi lao động (sau này thêm một số nhỏ đi du lịch hay du học) rồi chọn lựa ở lại. Nhóm này phần lớn còn giữ quốc tịch Việt Nam, một phần vì chỉ tìm ở Đức một nơi hoạt động kinh tế, một phần cũng không phải đơn giản để được nhập quốc tịch vì sự cản trở về sinh ngữ. Thở không khí tự do nhưng không thoát được đầu óc nô lệ Sống lâu trong một xã hội có tự do và trật tự, trong số những người Việt còn giữ quốc tịch Việt, dù vẫn bị ràng buộc bởi đủ loại giấy tờ cần sứ q