Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngoại Giao

Đem cả xác chết của các quân nhân làm món quà...

Mai Tú Ân Mới đây, Đại sứ Mỹ Ted Osiud cho hay rằng phía Mỹ đã đề nghị được giúp Việt Nam trong việc tìm kiếm, cứu hộ 2 chiếc máy bay rơi và 10 quân nhân trên đó. Nhưng cũng giống như vụ cá chết ở miền Trung, lời đề nghị của phía Mỹ xin được giúp cũng bị phớt lờ đi không có lý do. Song song với việc lờ đi đó thì động thái chạy đi mời Trung Quốc đến giúp, và người TQ đã OK và 4 tàu chiến của TQ đã lên đường vào cuộc. Đến giờ này thì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều chẳng tìm được gì và một câu hỏi nghi vấn cứ lớn dần lên, mà bất cứ người dân nào cũng thấy nghi ngờ, khó hiểu trước các động thái của chính quyền trong việc giải quyết vấn đề. Từ vụ cá chết cho đến vụ rơi 2 máy bay này. Lẽ ra khi vụ việc xảy ra, khi 2 máy bay rơi và 10 quân nhân mất tích thì chính quyền sẽ mau chóng chấp nhận bất cứ sự trợ giúp nào nhằm tìm kiếm cứu nạn của bất cứ ai có thể. Chẳng hạn như máy bay rơi ở biển Đông thì chúng ta phải mau chóng nhờ các quôc gia xung quanh như Philipphin, Đài Loan, Bruney..

Thù hận: Chiến tranh dường như chưa chấm dứt

Hình ảnh
Nam Nguyên - phóng viên RFA Ông Bob Kerrey (thứ hai từ phải sang) tại Lễ trao quyết định thành lập Đại học Fullbright Việt Nam ngày 25/5/2016 ở Thành phố Hồ Chí Minh (Photo courtesy of fetp.edu.vn) Bao giờ hết hận thù? Báo chí chính thức do nhà nước quản lý ở Việt Nam đã dấy lên một cuộc tranh luận nóng bỏng, sau khi bà Tôn Nữ Thị Ninh một nhà trí thức nổi tiếng, từng giữ các trọng trách về đối ngoại trong Quốc hội và Chính phủ, đã phản bác một cách đầy hận thù việc ông Bob Kerrey giữ chức Chủ tịch Hội đồng Tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam. Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, ông Bob Kerrey là một người có quá khứ nặng nề trong chiến tranh Việt Nam và như lời bà viết nguyên văn “lẽ nào nước Mỹ không còn ai ngoài Bob Kerrey” để giao nhiệm vụ này. Phải chăng 4 thập niên sau khi chiến tranh kết thúc, hai quốc gia Mỹ Việt đã bình thường hóa quan hệ một cách toàn diện, nhưng hận thù vẫn còn nằm sâu trong tâm thức những người Việt Nam mà bà Tôn Nữ Thị Ninh là một đại diện. Trê

Vài suy nghĩ nhân đọc hai bài báo

Tạ Duy Anh Năm 2002, trong đoàn khách tham quan Hoa Kỳ, chúng tôi được đưa đến gặp Bob Kerrey tại văn phòng của ông. Lúc ấy tôi chỉ biết ông từng tham chiến tại Việt Nam, là Thượng nghị sỹ, nhà giáo dục, ứng cử viên chức tổng thống Hoa Kỳ. Ngoài ra tôi không biết gì khác về Bob. Vì thế tôi cứ lấy làm lạ khi nhận ra có nét gì đó giống như sự mặc cảm của ông khi đối diện với đám nhà văn nhà báo “lau nhau” chúng tôi. Rất khó diễn đạt ánh mắt của ông. Khi chúng tôi tặng ông mấy miếng thêu, nói là sản phẩm làm bằng tay của nông dân Việt Nam, thì ông bất ngờ lúng túng, cứ hỏi đi hỏi lại là nó được nông dân làm bằng tay, họ sống ở vùng nào, cứ như chúng tôi nói dối ông. Thực ra, đấy là cách ông che giấu sự bối rối. Một người từng là ứng cử viên chức tổng thống Mỹ, sao lại có tâm trạng lạ như vậy, trước những kẻ vô danh tiểu tốt là chúng tôi? Mãi khi về nước, tìm hiểu kỹ lai lịch của ông, tôi mới phần nào hiểu tại sao ông có tâm trạng đó. Cũng như mãi sau tôi mới nhận ra, tại sao n

“Vượt qua thù hận nhưng không được quên lịch sử”

Trịnh Đình Hùng TS. Sử học, cán bộ ngoại giao đã nghỉ hưu Đặt tiêu đề như trên đây, chúng tôi trích trọn câu của chính ông Bob Kerrey, người được dư luận xã hội quan tâm nhiều trong những ngày vừa qua, về việc ông được bổ nhiệm vào chức Chủ tịch Hội đồng Tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam. Cá nhân tôi có ý kiến như sau: 1. Trong chiến tranh, tội ác là điều không tránh khỏi từ cả hai phía. Tuy nhiên, luật pháp quốc tế cũng phân loại và quy định rõ những hành động trong chiến tranh liên quan đến đối xử với dân thường, tù binh, sử dụng loại vũ khí nào v.v. thì bị xếp vào tội ác chống nhân loại, phi nhân đạo, tội ác chiến tranh. Cho nên đã có những tòa án quốc tế như Tòa án Nuremberg sau Chiến tranh Thế giới thứ II đối với tội ác của Phát xít Đức, Tòa án Bertrand Russell đề nghị xét xử hành động của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Những hành động cụ thể ở xã Thạch Phong năm 1969 do lính của ông Bob Kerrey tiến hành theo lệnh của ông như tàn sát dân thường bằng cắ

Bob Kerrey chống lưng cho Obama dỡ cấm vận vũ khí với Việt Nam

Hình ảnh
Hồng Thủy Bài ca cái cột điện Nghe một nhà báo than: "Vụ Bob Kerry có mùi Tàu". Lại đọc thơ bác Đoàn Khắc Xuyên: "Đất nước mình ngộ quá phải không anh Bao vây tấn công một kẻ muốn sám hối Muốn trả nợ bằng cách giúp mình một điều tốt đẹp Đất nước mình lạ quá phải không anh?" Tức cảnh làm bài này: Mày là cái cột điện Đứng trơ giữa đời ni Đảo bị cướp không nói gì Biển bị lấn không nói gì Rừng bị mất không nói gì Cá bị chết không nói gì Bỗng nghe tới Bob Kerry nói liền Tưởng là ngay thẳng lộ thiên Ai ngờ... Nguyễn Quang Lập Bởi lẽ ở Mỹ vẫn có nhiều người chỉ trích quyết định này của Obama, giống như những tiếng nói ở Việt Nam đang chỉ trích Bob Kerrey. Trong khi chia sẻ với đài BBC Tiếng Việt hôm 2/6, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế Đại học George Mason, Washington DC cho biết, trư