Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc

“Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian?”

Hình ảnh
André Menras Rất tiếc, dù quan điểm ấy có vẻ bi quan và hơi quá đáng, tôi đồng ý với nó: chiến lược thôn tính hóa VN (biển đảo, lục địa, con người, văn hóa) của bọn Đại Hán rất rõ và đang đi tới hàng ngày trước mắt các lãnh đạo VN, trước mắt nhân dân Việt Nam. Lãnh đạo vô cảm, hay bị mua chuộc, hay hèn. Không làm gì cụ thể để chống lại. Thậm chí họ đàn áp phong trào đang nảy sinh để chống lại [Tàu cộng]. Nếu nhân dân VN không quyệt định dấn thân vào một cuộc cách mạng kháng cự cứu quốc mới thì Việt Nam , sớm hay muộn sẽ thành một khu tự trị của TQ như Tây tạng, Tân Cương ... nguồn: vrvradio Với con mắt người Nhật: “Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian?” Bài viết dưới đây mượn lời của một người Nhật vốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam khá lâu. Anh bạn này có góc nhìn rất khác đối với kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, đồng thời châm biếm, đả kích sự thờ ơ của một số vị lãnh đạo tỉnh thành trước mối đe dọa đặt ra cho đất nước. Tâm sự của anh như sau

Indonesia tuyên bố kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

Hình ảnh
Tin vui mà cũng là tin chạnh buồn cho người dân Việt Nam vì lại có thêm một tấm kính chiếu yêu để nhìn vào tình thế đất nước – những gương mặt đào kép nhô nhúc trên sân khấu một rạp tuồng giữa lúc tang gia bối rối mà một vài chính khách đã thử phác họa ( Xin xem ở đây ) – rõ hơn. Bauxite Việt Nam ( Tin tức 24h ) - Indonesia quyết kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế sau rất nhiều nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Biển Đông. Phát biểu tại Jakarta hôm 21/3, Bộ trưởng Bộ Nghề cá và Các vấn đề về biển Indonesia, bà Susi Pudjiastuti khẳng định những nỗ lực của nước này trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông đang bị phá hoại, đồng thời tuyên bố có thể đưa vụ đụng độ với Trung Quốc ra tòa án quốc tế. “Trong nhiều năm qua, Indonesia đã theo đuổi và thúc đẩy hòa bình ở biển Đông. Tuy nhiên, với sự việc diễn ra ngày hôm qua (hôm 20/3), chúng tôi cảm thấy nỗ lực của mình bị phá hoại”, bà Pudjiastuti nói. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Ả

Thông cáo Vịt què và Nghịch lý ASEAN

Nguyễn Quang Dy “Ba không một có” là trò chơi chữ (semantic game). Việt Nam có một nguyên tắc phản ánh mong muốn độc lập và trung lập nghe rất hay là “Ba không” (không liên minh quân sự với nước khác, không để nước khác đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, không dựa vào nước này để chống nước kia). Muốn duy trì nguyên tắc đó thì quốc gia đó phải đủ mạnh như Thụy Sỹ, môi trường quốc tế và khu vực phải đủ ổn định. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam suy yếu và tụt hậu, khi môi trường quốc tế và khu vực đầy bất ổn, với nguy cơ “Bắc thuộc” và “Hán hóa” ngày càng lớn, thì cố giữ nguyên tắc “ba không” là đồng nghĩa với tự sát. Lúc này phải dùng “quẻ biến”. Nhưng biến thế nào? Nếu biến bằng khẩu hiệu “Ba không Một có” thì chỉ là trò chơi chữ. “Một có” được hiểu là “những cái gì có thể làm được và làm có mức độ”. Bản chất của “Ba không” là sợ Trung Quốc và phụ thuộc vào Trung Quốc. “Thoát Trung” thực chất là thoát khỏi nỗi sợ “thiên triều” và lệ thuộc vào cái bẫy ý thức hệ. Chừng nào khôn

Tập Cận Bình chia để trị

Ngô Nhân Dụng Ai cũng biết quan hệ Mỹ - Trung Quốc sẽ là vấn đề lớn nhất trên mặt trận bang giao quốc tế trong thế kỷ 21. Châu Âu, Nga, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ chỉ đóng vai phụ. Trong cuộc tranh hùng này này, vùng biển đảo phía Đông nước ta sẽ là nơi sôi động hơn cả. Vì đó là mục tiêu bành trướng duy nhất còn lại cho “Giấc Mộng Đại Hán” bắt đầu từ hai ngàn năm trước. Trong lịch sử, dân tộc Hán đã tiến dần về phía Tây, chiếm đóng vùng Thiên San và Hán hóa Cam Túc, Tân Cương, bây giờ đã đụng tới giới hạn. Phía Bắc, Hán tộc đã làm chủ Mông Cổ và Mãn Châu, nhưng khó mở mang lên Tây Bá Lợi Á. Giờ chỉ còn con đường tiến về phía Nam. Cuộc “Nam Tiến” của dân Hán được Tần Thủy Hoàng vạch ra khi sai Đồ Thư và Sử Lộc chỉ huy 500.000 quân sĩ vượt Trường Giang, mở sông đào trong ba năm để tiến chiếm đất Mân Việt, Âu Việt nhòm ngó Lạc Việt. Trong một ngàn năm sau đó, các triều đình Trung Hoa chiếm đóng một nửa đất Việt Nam bây giờ, nhưng dân Việt luôn luôn vùng lên kháng cự. Sau cùng, làn sóng xâ

Sinh viên Trung Quốc bật khóc khi biết sự kiện Thiên An Môn 1989 là thật

Hình ảnh
Sinh viên Trung Quốc bật khóc khi biết sự kiện Thiên An Môn là có thật. Trước đấy sinh viên này chỉ nghĩ việc ấy là không có thật, là sự nói xấu chế độ, nói xấu người Trung Quốc. Một bài rất hay, nên đọc. Điều này cho thấy thế hệ sau xa với lịch sử đến đâu. Liệu có một ngày sẽ có sinh viên Việt Nam bật khóc khi tìm hiểu về mấy chục nghìn người bị giết oan trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc, mấy triệu người chết ở cả hai miền trong cuộc chiến Nam - Bắc và bao nghìn người con xứ Việt phải làm mồi cho cá trên con đường tìm sự sống? Tất cả những việc ấy là chủ đề tốt và cần phải viết của văn học, nhưng viết về những thứ ấy, chắc chắn không được xuất bản. Đành rằng nhà văn có thể viết về một sự kiện lịch sử cách họ hàng trăm, hàng nghìn năm nhưng nếu có được những nhân chứng lịch sử viết thì vẫn tốt hơn. Tiếc thay, những nhân chứng ấy còn lại rất ít. Nếu cứ giữ tư duy, sự kiểm duỵệt ngặt nghèo tới vô lý như hiện nay thì văn học Việt Nam sẽ mãi chỉ là một một tiếng kêu chiêm chiếp trên

Song phương hóa là dâng Biển Đông cho Trung Quốc

Nguyễn Thanh Giang Kể từ năm 2002, Diễn đàn Shangri-La được tổ chức hàng năm, năm nay là lần thứ 15. Nó quy tụ quan chức quốc phòng cao cấp từ 30 quốc gia châu Á và Thái Bình Dương để thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực. Một số quốc gia không nằm trong khu vực nhưng quan tâm chủ đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương cũng tham gia hội nghị lần này như: Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand và Singapore. Năm nay, đoàn Trung Quốc lần đầu tiên có một Đô đốc Hải quân, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa dẫn đầu tham dự Diễn đàn. Đoàn Mỹ cũng hùng hậu không kém khi có mặt cả Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter lẫn Chủ tịch Ủy ban Quân vụ của Thượng viện John McCain. Đối thoại Shangri-La 15 diễn ra trong bối cảnh Tòa Trọng tài Quốc tế chuẩn bị đưa ra phán quyết được cho là bất lợi cho Trung Quốc trong vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Vì vậy Trung Quốc đã giở nhiều thủ đoạn đối phó.

Đại quốc - tiểu nhân

Hình ảnh
​ Hoàng Việt Vâng, đúng Trung Quốc là một gã khổng lồ cực kỳ tiểu nhân bỉ ổi, nuôi mưu kế lâu dài xâm chiếm Việt Nam từng bước, kỳ cho đến khi ngoạm bằng hết vào cái mõm sói của nó. Điều đó thì cả dân tộc Việt Nam từ bé đến già ai cũng rõ, nhìn thấu lòng dạ gã như nhìn vào lòng bàn tay. Chỉ khổ nỗi là người cầm quyền đất nước chúng ta lại cố tình không chịu biết. Từ Mao đến Tập trong vòng 7 thập kỷ, nhân danh “anh Hai” chung một phe cánh hẩu, đã gây nên không biết bao nhiêu điều ác nghiệt làm điêu đứng 90 triệu dân Việt này. Thế mà thế hệ cầm quyền Việt tộc nào lên cũng vẫn ngoan ngoãn cúi mọp, khom người, vẫy... tay, tung hô các anh, bắt dân phải đội lên đầu khẩu hiệu giả dối “4 tốt và 16 chữ vàng” các anh đã hạ cố ban cho. Thậm chí trước những hành xử đểu cáng, thủ đoạn, lại cố ý phô ra một cách trắng trợn của các anh, khác nào tặng cho ông em một cái tát nẩy lửa, hoặc còn hơn là một cái tát vạn triệu lần, như cho lái buôn sang mua chè, ép nông dân ta phun thuố

Trung Quốc lớn tiếng tại diễn đàn an ninh

Hình ảnh
Hồng Nga Hai đoàn Việt-Trung họp song phương hôm 3/6 Trong bài phát biểu của mình tại diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La, đại diện của cả Việt Nam và Trung Quốc đều đề cập tới chủ đề Biển Đông. Trưởng đoàn Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, và trưởng đoàn Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, đã nhắc tới những yếu tố mà họ cho là “đang gây quan ngại” cho an ninh khu vực, nhất là tại điểm nóng Biển Đông. Ông Nguyễn Chí Vịnh ngay từ đầu bài phát biểu đã nhắc tới các “tranh chấp bất đồng” mà ông giải thích là “do khác biệt về lợi ích, tham vọng, cạnh tranh chiến lược diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, bất chấp luật pháp quốc tế”. Tuy không chỉ rõ là quốc gia nào, ông nói tới “sự không nhất quán trong lời nói và việc làm; sự khác biệt và bất bình đẳng trong cách thức giải quyết tranh chấp” đồng thời chỉ trích thái độ “hành xử áp đặt, theo đuổi lợi ích vị kỷ, hẹp hòi, không tính đến lợi ích của nước khác, lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế”. Người đ